Công dụng của tam thất
Tam thất bắc tên thuốc là Radix Notoginsing.
Tên khoa học Panax pseudo-ginseng (Burk).
Thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Thành phần hóa học tam thất bắc có các axít amin và các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin: arasaponin A, arasaponin B…
Tam thất bắc là loại cây có tuổi thọ cao, thân nhỏ, mọc đứng. Chiều cao của cây khoảng từ 30 – 60 cm, vỏ cây có rãnh dọc, không có lông xung quanh. Lá của loại cây này mọc vòng 3 – 4 lá. Trung bình người ta phải trồng tam thất từ 3-7 năm thì mới có thể thu hoạch phần rễ củ để sử dụng làm dược liệu.
Ở nước ta tam thất được trồng tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương của Lào Cai, huyện Yên Minh, Đồng Văn của Hà Giang.
Công dụng chính của tam thất:
Dữa trên các nghiên cứu khoa học và kiểm chứng lâm sàng các nhà khoa học đã xác định được tam thất có tác dụng chữa bệnh sau:
- Ngăn chặn hình thành tế bào u, ung thư.
- Ngăn chặn sự phát triển của tế bào u, ung thư.
- Phòng và điều trị bệnh ung thư, hạn chế sự phát triển của khối u, ung thư.
- Cầm máu, chữa xuất huyết ngoài da, xuất huyết dạ dày, xuất huyết nội tạng, tiêu sưng.
- Chống xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, phòng tai biến mạch máu não
- Giảm đau, chữa đau lưng, nhức mỏi cơ thể
- Tăng sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch
- Chống trầm uất, giúp an thần, mất ngủ do thiếu máu lên não
Cách dùng:
Đối với tam thất bắc, chúng ta có 2 cách sử dụng chính:
Thái nhỏ củ tam thất, sau đó rửa sạch rồi đem đi sắc nấu lấy nước dùng để uống như uống trà ngày 20 gam, uống ngày uống 3 lần: Sáng, trưa, tối
Tán nhuyễn tam thất thành bột để pha nước uống hoặc đem đắp lên vùng da bị mụn nhọt ngày 20 gam. Có thể pha với mật ong và nước hoặc trộn với mật ong để ănBS Nhân Tâm