Kỹ thuật trồng chăm sóc thu hoạch và chế biến tam thất

Tam thất là cây có giá trị kinh tế cao. Là cây làm giàu cho bà con sống ở vùng núi cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng chăm sóc thu hoạch và chế biến tam thất.

1. Chọn vùng trồng

Vùng núi cao trên 1.200m, lạnh mát quanh năm. Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 250C, độ ẩm tương đối 70 – 80%.

Đất đồi bãi có tầng canh tác dày 50 – 70cm, đất thịt nhẹ hoặc cát pha, có độ pH trung tính đến kiềm, không ngập úng.

Cây giống tam thất bắc Lào Cai

Cây giống tam thất bắc Lào Cai

2. Giống và kỹ thuật nhân giống: Gieo hạt ở vườn ươm: Lấy hạt từ cây 4 tuổi trở lên, ủ trong chậu cát ẩm, đợi đến khi nứt nanh, đem gieo ở vườn ươm, trên

luống đã chuẩn bị sẵn. Dùng lá thông khô (có thể dùng rơm rạ, cỏ khô, trấu trộn lẫn với tro, …) và tưới ẩm thường xuyên.

* Thực hiện theo 2 cách gieo trồng:

Cách 1: Thực hiện trồng trực tiếp bằng hạt đã được xử lý theo đúng mật độ và khoảng cách trồng; tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế trực tiếp trồng bằng hạt tỷ lệ mọc rất thấp, tốn nhiều giống và công trồng dặm.

Cách 2: Gieo hạt tháng 10 – 11 năm trước đến tháng 2 – 3 năm sau, cây sẽ mọc. Sau khi cây được 1 năm tuổi (đến mùa xuân năm thứ hai), khoảng tháng 2 – 3, thu hoạch củ giống đem đi trồng (lúc này củ giống có trọng lượng khoảng 300 củ/kg, 1ha cần 600kg củ giống để trồng).

3. Thời vụ trồng và kỹ thuật làm đất

– Thời vụ: Cây Tam thất được trồng vào cuối đông, đầu xuân, tốt nhất nên trồng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

– Kỹ thuận làm đất:  Chọn đất thịt nhẹ, đất tơi xốp, tốt nhất chọn đất có hướng phơi là hướng đông nam; đất chu kỳ trước chưa trồng tam thất hoặc khu vực gần đấy chưa trồng tam thất nhằm cách ly sự lây lan dịch bệnh cho cây (cây tam thất là cây trồng nhiều sâu, bệnh, …).   Đất phải được cày bừa kỹ (từ 3 đến 4 lần), làm sạch cỏ dại, khử trùng đất bằng dung dịch Đồng Sunfat 1% (còn gọi là dung dịch Bordeaux).  Lên luống: Làm theo chiều từ chân lên đỉnh (đối với đất đồi, núi); chiều rộng luống từ 1- 1,2 m; rãnh sâu 25 – 30 cm nhằm đảm bảo không bị ngập úng nuớc vào mùa mưa.

4. Lượng giống và tiêu chuẩn cây giống

– Trồng trực tiếp bằng hạt 80kg/ha; trồng bằng cây con gieo ươm từ hạt 16.000 cây/ha; trồng bằng củ giống: 600kg/ha.

– Tiêu chuẩn giống: Củ giống được lấy từ vườn trồng ít nhất 3 năm tuổi trở lên. Củ giống có khối lượng từ 250 – 270 củ/1kg; củ tươi, đồng đều, không dập nát, không nhiễm nấm mốc, sâu bệnh, thối hỏng. Cây gieo ươm bằng hạt trong bầu có đáy, trọng lượng ≥ 0,2kg/bầu; tuổi cây ≥ 12 tháng, mầm cây khỏe, không sâu bệnh.

5. Kỹ thuật chăm sóc

– Chăm sóc: Cây tam thất ưa ẩm và ánh sáng dịu nên cần thường xuyên tưới nước và làm giàn che cho phù hợp. Làm cỏ, bón lót, bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục.

– Làm dàn che: Cọc làm dàn (có thể làm bằng thép, bê tông, tre, gỗ…) khoảng cách 2m x 2m, cọc có đuờng kính 10cm x 10cm; chiều cao cọc khoảng 2,5 m; trên đầu cọc được nối với nhau bằng dây thép 1mm, ở giữa luống chôn cọc; lợp mái dàn che bằng các loại cây như: tế, guột, cành sa mộc, lưới đen … đảm bảo tàn che 0,6 – 0,7 là phù hợp.

6. Phòng trừ một số sâu, bệnh hại

6.1. Sâu bệnh gây hại

– Bệnh héo rũ cây: Thường xuyên xảy ra trong mùa lạnh và ẩm ướt từ tháng tư đến tháng tám, gây nguy hiểm cho vườn ươm cây giống, cây con chết, chồi non chuyển màu nâu sẫm, ở lá  xuất hiện vệt màu nâu vàng ở đáy của cuống lá, chuyển dần thành màu nâu đậm khi bệnh tiến triển nặng.

–  Bệnh than: Vị trí gây hại Lá, cuống lá, thân, hoa và trái cây và các bộ phận khác trên cây. Khi cây xuất hiện bệnh, các vết đốm nâu đỏ xuất hiện xung quanh cuống lá. Nếu các điểm hoại tử xảy ra ở phía thân chính cây con sẽ khô héo. Biểu hiện bệnh: lá có màu xám xanh, hình đồng tâm, chuyển dần sang màu nâu; thân và cuống lá bị bệnh, tạo ra vết loét màu nâu vàng hình trụ, cuống lá bị cong và thân bị xoắn.

– Bệnh thối rễ: Xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8, cây bệnh thường bị nứt rễ bên theo chiều dọc kéo dài đến gốc rễ, có màu vàng nâu ở rễ thân rễ, vết nứt tiếp tục lan rộng làm thối rễ, xuất hiện màu lá bất thường và phần trên của mặt đất bị héo, rũ xuống cho đến khi toàn bộ cây chết.

– Sâu ăn lá: Thường phát sinh gây hại vào tháng 6 hàng năm, trèo lên thân cây từ mặt đất sau cơn mưa; Làm hại trục hoa và cuống lá sau tháng 7; gây  hại nghiêm trọng từ tháng 8 đến tháng 10. Cơ thể sâu bám vào thân, trục hoa để hấp thụ nước ép từ thân cây. Sau khi bị gây hại, cây phát triển kém, làm cho lá, hoa, quả khô đi và rụng xuống.

– Rệp: Gây hại cho thân và lá, làm cho lá co lại, cây chậm lớn, ảnh hưởng đến tăng trưởng phát triển của cây.

– Nhện đỏ: Loài nhện sống ở mặt sau của lá để hấp thụ nước trong cây, làm cho lá màu vàng, héo, rụng. Gây hại từ tháng 6 đến tháng 10. Lúc hoa, ra hạt làm cho hạt hư hỏng, gây ra teo và khô.

6.2. Biện pháp phòng trừ

– Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: Trồng đúng mật độ, tạo thoáng khí, giảm nhiệt độ và độ ẩm trong dàn che ánh sáng của cây tam thất, thoát

nước tốt, bón phân cân đối đầy đủ, tạo độ tàn che phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây, thường xuyên kiểm tra vườn, khi xuất hiện sâu bệnh cần tiến hành sử lý khoanh vùng không để lây lan ra diện rộng.

– Áp dụng các biện pháp hóa học như:

Đối với bệnh héo rũ (đổ ngã cây con), bệnh hại rễ do nấm dùng Daconil 75WP; Validacin 5SL; TopsinM 70WP; Stop 15WP.

Bệnh do vi khẩn (thối rễ, củ do vi khuẩn): Sử dụng Sasa 25WP; Starne 20WP; Visen 20SC; Xantocin 40WP, …

Đối với nhện đỏ: Sử dụng Abatimec 3.6EC; Agtemex 5EC; Angun 5WG; Comda gold 5WG; …

Đối với sâu ăn lá, rệp: Sử dụng Bascide 50EC; Confidor 50 EC; Ofatox 400EC; Selecron 500EC; Sherzol 205 EC,…

Xử lý đất: Sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma,…

7. Thu hoạch, sơ chế

Cây Tam thất có thể thu hoạch sau 3 năm trồng, tùy theo mục đích sử dụng có thể để đến 6 – 7 tuổi mới thu hoạch, cây càng để lâu càng có giá trị dược tính cao. Rễ và củ Tam thất Bắc không ăn sâu nên có thể dùng xẻng hoặc cuốc nhỏ để thu hoạch.

Tam thất Bắc thu hoạch sẽ được cắt bỏ phần lá, thân giữ lại phần củ rửa sạch, cắt rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô cho đến lúc héo, lăn cho vỏ mềm rồi lại tiếp tục phơi hoặc sấy (lăn cho vỏ mềm khoảng 3 – 4 lần củ Tam thất rất chắc và cứng) hoặc cho vào thùng kín, quay hoặc lắc cho đen bóng.

Ngoài ra hàng năm có thể thu hái nụ, hoa Tam thất Bắc vào tháng 8 hàng năm để làm thuốc, trà tam thất, …

Ngày nay, do nhu cầu sử dụng người ta thường không quay nữa, vì vậy Tam thất có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh biếc. Tất cả các sản phẩm phụ của nó như thân, hoa, lá, rễ con đều có thể chế biến thành trà.

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Phụ trách chuyên môn Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga.

Địa chỉ: Số nhà 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 09789969970904050042

 Trồng chăm sóc thu hoạch chế biến và phân phối các sản phẩm của cây tam thất:

Tam thất bắc khô loại 30 củ 1 kg giá 1,5 triệu/kg

Tam thất bắc khô loại 50 củ 1 kg giá 1,2 triệu/kg

Tam thất bắc khô loại 66 củ 1 kg giá 1,1 triệu /kg

Tam thất bắc khô loại 90 củ 1 kg giá 1 triệu/kg

 Nụ tam thất bao tử giá 1 triệu 1 kg

Hạt giống cây tam thất liên hệ trực tiếp

Cây con cây tam thất.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *