Gà mái tơ hầm tam thất
Tam thất bắc 7 năm tuổi giá 1 triệu/kg
Thịt gà nhất là gà mái tơ có giá trị dinh dưỡng cao và bổ dưỡng.
Tam thất là một vị thuốc bổ quý được nhân dân ta coi như sâm nên được gọi là “sâm tam thất”.
Món ăn: Gà mái tơ hầm tam thất bồi dưỡng sức khỏe cho phụ nữ sau đẻ và người ốm mới khỏi bệnh.
Về thành phần hóa học, trong 100g thịt gà tơ có 66,7g nước, 20,5g protid, 11,8g lipid, cung cấp cho cơ thể 194 calo. Ngoài ra trong thịt gà còn có nhiều chất khoáng như canxi, sắt, đặc biệt là photpho (tới 200mg%).
Theo y học cổ truyền củ tam thất vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng tán ứ, cầm máu, giảm đau, tiêu viêm, được dùng trị chấn thương, chảy máu, thổ huyết, tê bại, phong thấp. Liều dùng mỗi ngày 4-8g rễ tán bột, hầm với thịt gà ăn hoặc ngâm rượu uống.
Trong thực tế củ tam thất được nhân dân ta dùng làm thuốc bổ và coi là một vị thuốc bổ quý có thể thay nhân sâm. Củ tam thất hầm với thịt gà là một món ăn bồi dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau khi đẻ để chóng phục hồi sức khỏe, đồng thời là một bài thuốc bổ có giá trị cao.
Bài thuốc đủ vị, ngoài thịt gà và tam thất còn có kỷ tử, long nhãn, táo tầu, gừng, rượu.
Món gà mái tơ hầm tam thất:
Nguyên liệu: Gà mái tơ một con khoảng 600-700g, tam thất tươi thái lát mỏng 40 g, kỷ tử 10g, long nhãn 10g, táo tầu 10 quả, gừng, rượu, mắm, muối đủ dùng.
Cách làm: Chọn gà mái tơ, mào đỏ tươi, khỏe mạnh. Làm thịt gà theo cách mổ moi. Chặt bỏ mỏ, móng chân, xoa nước gừng, rượu, muối vào bụng và da gà để 10-20 phút cho ngấm và tẩy hết mùi tanh. Sau đó nhồi tam thất, kỷ tử, long nhãn, táo tầu vào bụng gà; bẻ quặt chân đút vào trong bụng gà, để ngửa vào bát to đem hấp cách thủy 2-3 giờ, gà chín mềm là được.
Gà hầm với tam thất có màu vàng, nước gà màu hồng sẫm, thơm mùi thuốc bắc, vị ngon ngọt dễ ăn.
Tuần ăn 2 lần ăn liên tục 2 tháng.
BS Nhân Tâm