Tam thất chữa thiếu máu não

Tam thất bắc 7 năm tuổi trồng tại Bắc Hà – Lào Cai giá 1 triệu/kg

Tam thất còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất

Tên khoa học: Panax noto ginseng (Burk). F.H.Chen.

Tam thất (Radix pseudo ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được.

Tên tam thất có nhiều cách giải thích. Trong sách bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên là tam thất. Nhưng có người lại nói tam = ba có ý nói từ lúc gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất = bảy ý nói từ lúc gieo đến lúc thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 chét

Tam thất

Tam thất

Đông y cho rằng, tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hóa ứ, tư bổ, cầm máu (trong thời gian dùng tam thất bắc để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết (dùng chín), dùng chữa tất cả các chứng xuất huyết, ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, các loại mụn nhọt sưng đau, khí huyết lưỡng hư, tức ngực, bị đòn tổn thương …

Y học hiện đại, tam thất bắc có các tác dụng như bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất bắc có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra. Tam thất bắc có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu lên não nhưng không làm tăng huyết áp chữa bệnh thiếu máu não và các triệu chứng của bệnh thiếu máu não.

Tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng được dùng chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm). Kích thích miễn dịch. Tác dụng với thần kinh nhờ dịch chiết rễ tam thất bắc có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất bắc lại có tác dụng ngược lại như kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

 

Ngoài ra tam thất còn có rất nhiều tác dụng khác như:

Chữa nôn ra máu: gà 1 con làm sạch bỏ lòng. Bột tam thất bắc 5g. Nước ngó sen 1 cốc (200ml). Rượu lâu năm nửa chén (15ml). Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.

Chữa ho ra máu, chảy máu cam, đi ngoài, đi tiểu ra máu: đá hoa 12g (nung). Tam thất bắc 10g. Than tóc rối đốt tồn tính 4g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước chín sẽ khỏi.

Đi tiểu ra máu: Bột tam thất bắc 4g. Nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.

Xuất huyết đại tràng: Bột tam thất bắc 8g. Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 10g, bạch thược 10g, đương quy tẩm rượu sao 10g, xuyên khung 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.

Loét hành tá tràng và dạ dày: Bột tam thất bắc 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 – 21 ngày.

Lỵ ra máu: Bột tam thất bắc 12g. Nước gạo nếp vừa đủ. Uống từ 2 – 3 ngày.

Xích bạch đới: Bột tam thất bắc 5g uống với 15ml rượu nóng.

Đau bụng kinh: Bột tam thất bắc 5g. Uống trước khi hành kinh 3 ngày cho tới khi có kinh, nếu hết đau thì ngừng. Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): ngày uống 5g bột tam thất bắc, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

Sau khi đẻ máu ra nhiều: bột tam thất 6g hòa với nước cháo uống hàng ngày.

Bệnh mạch vành (phòng và chữa): Bột tam thất bắc 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi. Hay bột nhân sâm và bột tam thất bắc mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi. Hoặc dùng bột tam thất bắc 1,5g, bột ngọc trai 0,3g, bột xuyên bối mẫu 3g. Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi. Đau tức ngực: bột tam thất 8g. Uống với 15ml rượu nóng. Uống hàng ngày, lâu dài.

Phòng và chữa đau thắt ngực: ngày uống 3 – 6g bột tam thất bắc (1 lần), chiêu với nước còn ấm. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

Chữa thấp tim: ngày uống 3g bột tam thất bắc, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày. Hay bột tam thất bắc 1g, uống ngày 2 – 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Vết thương phần mềm bầm tím: Bột tam thất bắc một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất bắc lên sẽ lành.

Bị ngã hoặc đánh mà vết thương bầm tím lâu không hết: Tam thất bắc uống 5g, nhai nát đắp lên.

Bị đánh hoặc ngã có vết thương kín trong nội tạng: Bột tam thất bắc 15g. Cua sống 1 con. Làm sạch cua, giã nát, trộn đều, uống với rượu nóng. Cứ 2 ngày 1 lần tới khi hết đau.

Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến: tam thất sống 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào buổi sáng sớm.

Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): ngày uống 3 lần bột tam thất bắc, mỗi lần từ 2 – 3g, cách nhau 6 – 8 giờ, chiêu với nước ấm.

Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất bắc và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm.

Viêm tĩnh mạch nông: Uống bột tam thất bắc 2 lần/ngày, mỗi lần 2g.

Bổ dưỡng: chóng mặt do thiếu máu: Tam thất bắc 3g, chim bồ câu 1 con. Hấp cách thủy để ăn hàng ngày.

Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15 – 30g, xuyên khung 15 – 30g, xích thược 15 – 20g, hồng hoa 8 – 10g, tam thất bắc 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Dùng tam thất bắc tươi tốt hơn tam thất bắc khô do tam thất bắc tươi giữ được 100% các hoạt chất. Liều dùng tam thất bắc tươi gấp 3 lần tam thất khô.

Cách sử dụng tam thất bắc tươi:

Cho tam thất bắc tươi vào chậu nước sạch ngâm khoảng 2 phút cho đất bở ra rồi rửa sạch, để ráo nước.

  1. Dùng tươi
  • Thái tam thất thành lát mỏng sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp đó cho bột tam thất xay nhuyễn vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong ngon vào theo tỉ lệ 1: 1 và khấy đều.
  • Cách dùng: Mỗi sáng lấy 1 thìa mật ong tam thất ra ăn trực tiếp hoặc khấy 1 thìa mật ong tam thất với nước ấm để uống.
  1. Dùng chín
  • Thái tam thất thành lát mỏng sau đó cho vào nấu cách thủy cho chín. Cho ra đĩa để nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ, trộn với mật ong.
  • Cách dùng: Mỗi sáng lấy 1 thìa mật ong tam thất ra ăn trực tiếp hoặc khấy 1 thìa mật ong tam thất với nước ấm để uống.
  1. Ngâm rượu
  • Ngâm 1 kg tam thất tươi với 5 lít rượu. Ngâm từ 1 tháng trở ra thì dùng được, ngâm càng lâu càng tốt.
  • Cách dùng: Ngày dùng 1 đến 2 chén nhỏ trước khi ăn cơm hoặc 1 lần trước khi đi ngủ.
  1. Tam thất tươi chế biến thành tam thất khô.
  • Củ tươi cắt rễ. Củ đem phơi hoặc sấy khô, để củ khô vào lọ dùng dần. Còn rễ đem đun với nước uống cũng rất tốt.

BS Nhân Tâm

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *