Tam thất bắc Lào Cai giá rẻ nhất

Tam thất loại 90 củ 1 kg giá 100 nghìn/lạng
Tam thất loại 70 củ 1 kg giá 110 nghìn/lạng
Tam thất loại 50 củ 1 kg giá 120 nghìn/lạng
Sản phẩm đã được rửa sạch, phơi khô tự nhiên và cắt bỏ rễ.

Tam thất

Tam thất

Tam thất bắc tươi trồng tại Si Ma Cai, Bắc Hà – Lào Cai 7 năm tuổi

 

1. Tam thất tươi Lào Cai chính vụ loại 8 – 10 củ 1 kg giá 700 nghìn/kg

Quý khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm từ tam thất xin liên hệ:

Nhà thuốc Đông y Nhân Tâm

Địa chỉ số nhà 133 ngõ, 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: Anh Định: 0978.996.997 – Chị Nga 0904.050042

Chủ tài khoản: Đinh Văn Định

Tài khoản số: 19020114866662

Tại: Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm

Ngoài ra nhà thuốc chúng tôi còn các sản phẩm tam thất tươi, hoa tam thất, hạt tam thất …

Tam thất bắc tươi Lào Cai

Tam thất bắc tươi Lào Cai

 Bán nụ hoa tam thất Lào Cai trồng tại huyện Si Ma Cai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai

Nụ tam thất bao tử loại đẹp nhất giá 700 nghìn/kg

Nụ tam thất bắc khô bao tử

Nụ tam thất bắc khô bao tử

Nụ tam thất bao tử tươi

Nụ tam thất bao tử tươi

Lá tam thất trồng tại huyện Si Ma Cai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai

Là tam thất tươi Lào Cai giá 250 nghìn/kg
Lá tam thất khô Lào Cai giá 250 nghìn/kg

Hình ảnh cây tam thất Lào Cai 7 năm tuổi

Hình ảnh cây tam thất Lào Cai 7 năm tuổi

Tam thất:

Tam thất còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất

Tên khoa học: Panax noto ginseng (Burk). F.H.Chen.

Tam thất (Radix pseudo ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được.

Tên tam thất có nhiều cách giải thích. Trong sách bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên là tam thất. Nhưng có người lại nói tam = ba có ý nói từ lúc gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất = bảy ý nói từ lúc gieo đến lúc thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 chét

A. Mô tả cây

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3 – 4 lá một, cuống lá dài 3 – 6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3 đến 7 chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ cuống lá chét dài 0,6 -1,2 cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính, cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. Nhị 5. Bầu hạ hai ngăn. Quả mọng hình thân, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu.

B. Phân bố, thu hái và chế biến.

Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng với một lượng ít ở tỉnh Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng, Bắc Hà, Si Ma Cai), Cao Bằng … tại các vùng núi cao 1200 – 1500 m. Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và rào bảo vệ chống chuột, sọc hay đến ăn củ. Đất phải được bón phân và chuẩn bị kỹ từ 1 năm trước. Chia thành luống dọc dài cách nhau 1 m. Tháng 11 – 12 chọn những hạt ở những cây đã mọc 3 – 4 năm. Gieo ngay vào vườn ươm. Tháng 2 – 3 năm sau cây mới mọc. Một năm sau vào tháng 1 – 2 có thể đào cây con, cắt bỏ lá gốc, trồng vào ruộng chính thức. Sau 3 đến 7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Thường cây càng lâu năm rễ củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rẻ con, đem phơi nắng cho hơi héo, đem lăn, vò cho mềm, lại phơi nắng và vò lăn, làm như vậy từ 3 đến 5 lần mới phơi cho khô hẳn. Có người cho vào túi gai lắc cho rễ thành đen bóng là được.

Giá trị thu mua căn cứ vào trọng lượng củ

Loại 1 là 50 củ 1 kg

Loại 2 là 60 củ 1 kg

Loại 3 là 70 củ 1 kg

Loại 4 là 80 củ 1 kg

Loại 5 là 90 củ 1 kg

Cây tam thất còn được trồng ở Trung Quốc: Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây. Vân Nam trồng tam thất nhiều nhất và tam thất Vân Nam được coi là tốt nhất Trung Quốc.

C. Thành phần hóa học.

Năm 1937 – 1941 hai tác giả Trung Quốc là Triệu Thừa Cổ và Chu Nhiệm Hoàng đã nghiên cứu và lấy được từ tam thất hai chất saponin: Arasaponin A và Arasaponin B.

Arasaponin A (C30H52O10) là 1 chất bột, dễ tan trong rượu metylic và amylic, hơi tan trong nước, không tan trong ete và axeton, độ chảy là 195 – 210 độ C, năng suất quay cực + 23 độ, kết hợp vpwos axit axetic cho một chất tinh thể có tinh chất với công thức C30H45O10(CH3O)7, có nhiệt độ chảy là 256 độ. Thủy phân bằng axit loãng sẽ cho arasapogenin A C12H30O5, đường và hai chất có tinh thể: Một chất có độ chảy 244 độ, một chất có nhiệt độ chảy 252 độ.

Arasaponin B C22H38O10 cũng là một chất bột dễ tan trong nước và rượu Metylic, độ chảy 190 – 200 độ, độ quay cực + 8 độ. Thủy phân bằng Axit trong dung dịch rượu sẽ cho arasapogenin B C29H32O3 có độ chảy là 247 độ và đường trong đó có glucoza.

Năm 1950 Hứa Thực Phương chiết được từ tam thất ba chất saponom: Saponi A C48H50O20 tan trong rượu metylic nóng và một saponin không tan trong rượu metylic nóng.

Kết hợp với axit axetic khô kiệt sẽ được 1 chất có tinh thể C29H5O3(CH3CO) có độ chảy 216 độ.

D. Tác dụng của tam thất:

Tam thất có tác dụng phòng và điều trị bệnh ung thư, kìm hãm, hạn chế sự phát triển tế bào ung thư. Đặc biệt là các bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư vòm họng….
. Chữa thống kinh (Đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 10 g trong 30 ngày
. Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 10 g trong 30 ngày
. Chữa thấp tim: Ngày uống 10 g trong 30 ngày
. Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 10 g trong 30 ngày
. Chữa đau thắt lưng: Ngày uống 10 g tam thất + 10 gam nhân sâm trong 30 ngày.
. Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Sắc uống các vị: Tam thất 10 gam, đương quy 12 gam, xuyên khung 12 gam, xích thược 12, hồng hoa 12 gam.
. Chữa băng huyết: Tam thất 12 gam, cỏ mực 12, cháo gang 12, hạt muồng 12.
. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành:
. Chảy máu, bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần 4 gam, cách nhau 6-8 giờ.
. Chữa máu ra nhiều sau khi sinh: Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.
. Chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh): Uống bột tam thất 12g/ngày. Hoặc tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.
. Chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh: Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
. Chữa nôn ra máu: Gà 1 con làm sạch bỏ lòng, Tam thất bột 5g, Nước ngó sen: cốc (200ml), Rượu lâu năm: nửa chén (15ml). Hầm cách thuỷ để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.
. Chữa đi ngoài, đi tiểu ra máu: Đá hoa: 12g (nung), Tam thất: 10g, Than tóc rối tồn tính: 4g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước chín sẽ khỏi. Một bài khác để chữa đo tiểu ra máu: Tam thất bột: 4g, nước sắc Cỏ bấc đèn và Gừng tươi: vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng.
. Chữa Xuất huyết đại tràng: Tam thất bột: 8g, Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột . Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (Thục địa chế rượu: 10g, Bạch thược: 10g, Đương quy tẩm rượu sao: 10g, Xuyên thang: 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.
. Chữa loét hành tá tràng và dạ dày: Tam thất bột: 12g, Bạch cập: 9g, Mai mực: 3g. Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15-21 ngày.
. Chữa chứng Lỵ ra máu: Bột Tam thất: 12g, Nước gạo nếp vừa đủ. Uống từ 2-3 ngày.
. Chữa đau tức ngực: Bột Tam thất: 8g. Uống với 15ml rượu nóng. uống hàng ngày, lâu dài
. Chữa vết thương phần mềm bầm tím: Bột Tam thất một ít, Dấm vừa đủ. Trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột Tam thất lên sẽ lành.
. Chữa vết thương bầm tím lâu không hết: Tam thất uống 5g, nhai nát đắp lên.
. Chữa vết thương kín trong nội tạng: Bột Tam thất: 15g, Cua sống: 1 con, làm sạch cua, giã nát, trộn đều, uống với rượu nóng. Cứ 2 ngày/lần tới khi hết đau.
. Chữa viêm tiền liệt tuyến ở Nam giới: Tam thất sống: 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào sáng sớm.
. Chữa đau mắt đỏ lâu ngày không khỏi: Mài Tam thất với nước rồi bôi xung quanh mí mắt (bôi ngoài).
. Chữa các vùng sưng đau không rõ nguyên nhân: Hoà bột Tam thất với dấm, đắp ngày 2 lần.
. Chữa mụn nhọt các loại: Nhũ hương, Tam thất, Mộc dược, Huyết kiệt, Hài nhi trà, mỗi thứ 8g, Bằng phiến: 4g, Xạ hương: 0,8g, Nếu xưng đỏ da: gia bột Hoàng liên 4g.
– Nếu loét : gia bột Khinh phấn: 4g

– Mụn nước chảy: gia bột Long cốt nung 4 g.

– Mụn lâu không liền miệng: gia bột Ngọc trai: 4g, bột Mai cua cả gạch: 8g

– Nếu mụn đang sưng: trộn với Dấm mà đắp

– Nếu mụn đã vỡ mủ: rắc bột khô

cách sử dụng tam thất bắc

Cách sử dụng Tam thất Bắc

27. Chữa viêm tĩnh mạch nông: Uống bột Tam thất 2 lần/ngày, mỗi lần 6g

28Bổ dưỡng:

– Chóng mặt do thiếu máu: Tam thất 12g, Chim bồ câu 1 con. Hấp cách thuỷ ăn hàng ngày.

– Khí huyết lưỡng hư: Tam thất: 12g, Nhân sâm: 12g. Nghiền bột ăn với bánh vào buổi sáng hàng ngày.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, không có ứ huyết và phụ nữa có thai tuyệt đối không được dùng tam thất bắc.

BS Nhân Tâm

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *